Phòng GD-ĐT TP.Phủ Lý yêu cầu nhà trường phải tăng cường tuyên truyền nhiều hơn để phụ huynh nắm rõ vấn đề,àNamBấtcậpkhoảnthutạitrườngtiểuhọcdotuyêntruyềnchưarõtỷ lệ cược ma cao tránh gây hiểu nhầm. Động thái này diễn ra sau khi Báo Thanh Niên đưa tin về việc phụ huynh phản ánh một số khoản thu chưa đúng quy định tại Trường tiểu học Lê Hồng Phong và Trường tiểu học B Thanh Sơn.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên ngày 7.11, ông Trịnh Xuân Thắng, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), cho biết đơn vị đã yêu cầu hiệu trưởng của hai trường báo cáo và làm rõ được nguyên nhân sự việc.
Ông Thắng nói: "Tôi đã yêu cầu hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong và Trường tiểu học B Thanh Sơn báo cáo về các khoản thu này. Hiện tại, khoản chi của năm học này nhà trường vẫn chưa thực hiện, mới chỉ thực hiện khoản thu đầu năm".
Theo ông Thắng, hiện nay, tỉnh Hà Nam có Nghị quyết 09 năm 2023 của HĐND sửa đổi và bổ sung thêm một số nội dung của Nghị quyết 09 năm 2022 quy định về các khoản thu và mức thu.
Đối với các khoản thu nhà trường thực hiện (gồm vận động, tài trợ để thực hiện bổ sung vào các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục), nhà trường phải thực hiện đúng Thông tư 16, Thông tư 18 của Bộ GD-ĐT về vận động tài trợ.
Đối với trang thiết bị thông thường như bàn, ghế, bảng..., thành phố sẽ trang bị cho các trường. Nếu nhà trường muốn bổ sung thêm các thiết bị như điều hòa hoặc ti vi để phục vụ cho giáo viên thực hiện chuyển đổi số trong công tác giảng dạy thì nhà trường và phụ huynh phải thống nhất để đưa ra phương án.
"Năm nay, Trường tiểu học Lê Hồng Phong phải mua mới một số bộ bàn ghế sau khi sửa lại phòng học. Theo quy định, việc này sẽ thực hiện theo hình thức mua sắm tập trung, nhưng phải chờ có đợt. Đối với các trường xây dựng mới, thành phố sẽ hỗ trợ bàn, ghế cho các trường. Nếu bàn ghế xuống cấp sẽ có kỳ hạn để bổ sung cho các trường", ông Thắng nói.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, việc mua sắm tập trung vô cùng khó khăn. Gần đây, nhiều gói thầu thiết bị dạy học, thành phố mời thầu nhưng không có nhà thầu tham gia bởi cơ chế khó khăn, giá thấp nên các trường rất sốt ruột. Trong quá trình dạy học, nhà trường thiếu trang thiết bị, bàn, ghế xuống cấp nhưng việc thay thế, bổ sung chưa kịp thời nên có thể trường sẽ huy động tài trợ từ doanh nghiệp, hội đoàn thể nào đó hoặc phụ huynh...
Cụ thể, Trường tiểu học Lê Hồng Phong và Trường tiểu học B Thanh Sơn đã huy động tài trợ từ chính phụ huynh học sinh.
Nêu quan điểm về việc phụ huynh bị "bổ đầu" trong khoản thu tự nguyện xảy ra tại Trường tiểu học Lê Hồng Phong và Trường tiểu học B Thanh Sơn, ông Thắng nói: "Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo rất cụ thể trong các cuộc họp, phải phân biệt cụ thể tiền tài trợ và quỹ hội phụ huynh, dù 2 khoản này đều là vận động trên tinh thần tự nguyện, nhưng không được cào bằng, không quy định mức thu. Đối với tiền tài trợ, nhà trường phải đứng ra vận động, không phải là phụ huynh học sinh. Ban đại diện phụ huynh chỉ là một trong những người trong tổ vận động tài trợ đó. Họ có thể đứng ra trao đổi với phụ huynh lớp đó để vận động, còn người có nhiệm vụ chính trong việc này là hiệu trưởng".
Cụ thể, hiệu trưởng phải có thư ngỏ, xây dựng kế hoạch và được phê duyệt, trường sẽ thực hiện theo đúng Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT (quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục).
"Để xảy ra phản ánh của phụ huynh về các khoản thu tại 2 trường này, qua kiểm tra, xác định được nguyên nhân xuất phát từ sự tuyên truyền của hội phụ huynh đối với phụ huynh các lớp. Do đó, tôi đã chấn chỉnh và trao đổi rất kỹ với phía nhà trường, yêu cầu nhà trường phải tăng cường tuyên truyền nhiều hơn để phụ huynh hiểu. Phòng GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra để chấn chỉnh nếu có tồn tại, đồng thời yêu cầu các trường tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền để phụ huynh hiểu đúng, hiểu đầy đủ. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt cũng như công khai đầy đủ thông tin để minh bạch hơn", ông Thắng nói.
Xem nhanh 12h: Thời sự toàn cảnh